Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6
Tháng 04 : 3.527
Năm 2024 : 11.732
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

I. Thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh (CV 4612)

Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường: Rà soát, tinh giảm, sắp xếp lại nội dung dạy học
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học: tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; tăng cường hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức...
Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá:đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục: sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên “Nghiên cứu bài học”.

II. Phẩm chất chủ yếu cần phát triển cho học sinh

Yêu nước: Yêu thiên nhiên, di sản, yêu con người; tự hào và bảo vệ thiên nhiên, di sản, con người.
Nhân ái: Yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa; ghét cái xấu, cái ác; cảm thông, độ lượng; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người.
Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc trong lớp, trường, gia đình, cộng đồng, có ý thức vượt khó trong công việc.
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc; tôn trọng lẽ phải; lên án sự gian lận.
Trách nhiệm: Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường; không đổ lỗi cho người khác.

III. Năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh

Tự chủ và tự học: Tự lực, tự khẳng định, tự định hướng, tự hoàn thiện
Giao tiếp và hợp tác: Mục đích, nội dung, phương tiện, thái độ
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, giải pháp, thực thi
Năng lực ngôn ngữ: Tiếng Việt và ngoại ngữ (Đọc, Nghe, Nói, Viết)
Năng lực toán học: Kiến thức, thao tác tư duy, sử dụng công cụ
Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Kiến thức, khám phá, vận dụng
Năng lực công nghệ: Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá
Năng lực tin học: Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá
Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết, phân tích, đánh giá, tái tạo, sáng tạo
Năng lực thể chất: Kiến thức, kỹ năng, tố chất, đánh giá

...........

Chi tiết trong tệp đính kèm./


Tác giả: Vân Hồng
Nguồn:THAM KHẢO Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới